Thứ Năm, 15 tháng 9, 2016

Kinh nghiệm săn điện thoại độc, điện thoại cổ

Bạn đang muốn kiếm một chiếc điện thoại độc như dòng điện thoại nokia cổ, Motorola, Sony... tuy nhiên để lùng được những mẫu điện thoại này thật không dễ. Và việc định giá những sản phẩm điện thoại cổ độc cũng vô cùng khó khăn. Không giống việc mua máy mới giá bán đã được niêm yết sẵn giá cả của những chiếc máy cũ hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng thương lượng của bạn. Vậy làm sao để bạn có thể mua được một chiếc điện thoại độc giá rẻ nhất với chất lượng cao. Việc mua được một sản phẩm ưng ý phụ thuộc và khả năng test hàng của bạn và đội khi cả cần đến sự may mắn. Sau đây là một số kinh nghiệm chọn máy cũ hi vọng bạn sẽ sớm chọn được chiếc điện thoại như ý. 




1.  kiểm tra các phím bấm xem còn nhạy không, so sánh các tem trên phiếu bảo hành và máy, so số Imei, tem dán còn nguyên hay không… để tránh tình trạng mua phải hàng giả, hàng bị “luộc”. Kiểm tra màn hình, camera: Để màn hình hơi nghiêng và lấy tay ấn nhẹ, nhận biết các điểm màu có bị vỡ không. Đối với một số máy điện thoại có chức năng camera, người tiêu dùng có thể bật chế độ camera và bịt tay vào ống kính để kiểm tra màn hình và camera có bị rạn, xước.

2. So sánh Imei trong máy (bằng lệnh *#06#) và Imei được in trên vỏ máy bằng cách mở nắp sau, tháo pin ra xem những số đó có trùng không. Mỗi thương hiệu di động thường có một số mã số bí mật nhất định, giúp người tiêu dùng có thể kiểm tra thông tin máy.

3. Kiểm tra độ sắc nét của ốc vít: Mở vỏ mặt trước của máy ra để kiểm tra các ốc vít trên board cả bàn phím. Nếu máy còn “zin”, cạnh trong của các con ốc đều rất sắc nét và không có vết xước. 

4. Kiểm tra pin: Khách hàng nên tháo pin ra, đặt trên mặt bàn phẳng xem pin có bị cong hay lồi không. Cả hai trường hợp trên đều chứng tỏ pin sắp hỏng. Đồng thời, có thể sạc pin trong khoảng 10-15 phút để kiểm tra tốc độ sạc và nhiệt độ. Pin nóng nhanh hay sạc mà không thấy lên đều là hiện tượng xấu, có thể yêu cầu thay pin khác. Nếu thấy chữ "made in China" ở trên PIn bạn đừng vội đánh giá là Pin không tốt, thông thường Pin ghi " Made in Japane" " Made in Korea"... mới là hàng trôi nổi và không rõ nguồn gốc. 

5. Kiểm tra chế độ rung của điện thoại khi nhận tin nhắn và nhận cuộc gọi. Một số máy có chuông nhưng không rung, không gửi được tin nhắn hoặc khi rung bị tắt nguồn… Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng sản phẩm, người mua nên đến chỗ quen biết hoặc những cửa hàng uy tín, xuất hiện thời gian dài trên thị trường. 
Đồng thời, khách hàng cần đòi hỏi thời gian bảo hành cho điện thoại từ một tháng trở lên để xác định tương đối về chất lượng sản phẩm.

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2016

Độc chiêu sạc điện thoại cực kỳ tinh quái của tên sát nhân Tẩn Táo Lở

Trong khi cả thôn còn chưa có điện lưới, vậy mà Tẩn Láo Lở vẫn ung dung sạc điện thoải để gọi điện và lướt web mỗi ngày trong rừng. Chẳng trách mà hắn ra tay manh động và thách thức pháp luật đến thế!



Sau hơn 25 ngày lẩn trốn, Tẩn Láo Lở đã quyết định về thăm nhà. Nhận được tin báo, Ban chuyên án quyết định cắt cử các trinh sát đón lõng. Khoảng 19h30 ngày 4/9, tại khu vực đồi gần nhà, 3 cán bộ công an huyện Bát Xát trong bộ thường phục đã khống chế, bắt giữ được Tẩn Láo Lở.

Sau khi bị bắt giữ, thông tin từ Ban chuyên án cho hay, quá trình bỏ trốn trong rừng, Tẩn Láo Lở dường như không quen với cuộc sống tách biệt xã hội con người. Cho dù tâm lý của Lở khá ổn định so với những tên tội phạm khác nhưng Lở thèm được nghe giọng nói của con người. Vì lẽ đó, Lở thường xuyên gọi điện thoại cho cơ quan công an để nói chuyện và những người trong thôn bản ai có số điện thoại mà Lở biết thì anh ta đều gọi điện để nói chuyện.


Một người trong Ban chuyên án cho biết, tại một số điểm trong rừng vẫn có sóng điện thoại, bắt được mạng 3G, Lở thuộc những vị trí này như trong lòng bàn tay. Ngay sau ngày gây án, Lở lẩn trốn vào rừng và xem báo qua điện thoại thấy mình đang bị phát lệnh bắt giữ. Đối tượng tỏ ra rất bực tức gọi điện thoại đến một lãnh đạo công an huyện Bát Xát và nói giọng đầy thách thức: “Tôi làm gì mà các ông truy bắt tôi?”.

Tuy nhiên có một điều lạ lùng là ở trong rừng sâu sóng điện thoại thì kém, mạng 3G gần như không có, không có điện để sạc pin điện thoại, thì Lở làm cách nào để thường xuyên có điện thoại, thẻ sim… dùng liên lạc?.Nghi phạm Tẩn Láo Lở bị dẫn giải thực nghiệm tại hiện trường.

Khi được thẩm vấn, Lở cho biết, rừng núi Bát Xát vô cùng hiểm trở nhưng rất nhiều suối và lúc nào cũng ăm ắp nước. Người Dao chúng em mua máy phát điện loại nhỏ đặt xuống suối để lấy điện thắp sáng. Biết là điện có ở máy phát, mặc dù chưa học hết lớp 1, nhưng Lở tự chế một thiết bị nạp điện thoại.

Đêm đến như con thú rừng mò xuống suối uống ánh trăng, Lở quan sát thấy bốn bề yên tĩnh thì anh ta lần xuống suối, đấu hai đầu dây điện của cái sạc tự chế vào dây dẫn điện của máy phát. Chờ hơn tiếng đồng hồ là điện thoại đầy pin.Thẻ sim và điện thoại di động Tẩn Láo Lở thường xuyên gọi điện thoại “tung hoả mù” cho ban chuyên án.

Khi đi trốn, Lở mang theo rất nhiều sim, thẻ điện thoại. Anh ta không mấy khi dùng điện thoại của mình mà Lở chuyên dùng điện thoại ăn trộm điện thoại của người trong thôn.

Gần 2 tuần trong hang đá, Lở tự chế cả một đường nước suốt ngày đêm chảy vào hang. Để nấu ăn, Lở dùng ba viên đá xếp thành một cái kiềng. Đối tượng làm một cái giàn bên trên bếp để hong củi, tre phòng ngày mưa không có củi nấu cơm.

Được biết, dù sống trong rừng nhưng khi bị bắt, quần áo anh ta rất sạch sẽ vì Lở mang theo nhiều nước giặt, dầu gội đầu.

Theo Doanhnghiepvn

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2016

Nếu bạn không thay đổi 5 thói xấu khi sử dụng điện thoại thì thật sự nguy hiểm

Có những thói quen tưởng chừng là vô hai, bạn lặp đi lặp lại nó hằng ngày mà không biết rằng nó gây nên những tác hại không nhỏ cho sức khỏe của bạn và gia đình bạn. Hãy cùng dienthoaidoc Menshop tìm hiểu những thói quen xấu khi sử dụng điện thoại. 


1. Đầu tiên bạn đừng cố gắng liên lạc khi điện thoại chưa hết Pin hoặc đừng nghe điện thoại khi máy chưa đổ chuông. Nghe thật bất ngờ đúng không? Chắc chắn chúng ta đã nhiều lần làm như vậy. Bạn phải bỏ ngay thói quen đó vì theo nghiên cứu trong hai trường hợp sóng điện từ phát ra mạnh gấp 1000 lần so với thông thường. Bạn cũng biết rồ đấy sóng điện từ ảnh hưởng không nhỏ tới não bộ, sức khỏe và vận động của người dùng. Hãy tạo cho mình thói quen mới như sau nhé:
+ Đừng cố dùng thêm khi thiết bị sắp hết pin nhé, nếu Pin báo dưới 20% nếu chưa sạc được ngay nên tắt máy, người dùng vừa không bị ảnh hưởng bởi sóng điện từ có cường độ cao và tốt hơn cho pin thay vì dùng cố để máy sập nguồn
 + Màn hình hiển thị ở một số dòng máy sẽ hiện lên đang kết nối, và sau đó khi có đổ chuông là đang gọi, chờ khi màn hình hiện đang gọi mới nghe. Hoặc có thể gọi và bật loa ngoài khi bên kia nhấc máy bạn mới tắt loa ngoài và nghe gọi bình thường. 


2. Bạn cắm sạc Pin và để qua đêm, dùng máy trong khi đang sạc và không rút dây sạc sau khi sạc máy. trên đây là 3 sai lầm phổ biến nhất mà người dùng thườn gặp mà hoàn toàn nghĩ nó không ảnh hưởng gì. 
+ ngay cả những điện thoại pin khủng cũng sẽ bị chai pin nếu như bạn không dừng thói quen sạc pin qua đêm. Một nguyên lý đơn giản là khi pin đã được sạc đầy tuy bạn không dùng nhưng nó vẫn có một độ tiêu hao nhất định, khi pin bị hao hụt sẽ diễn ra quá trình sạc đi sạc lại dẫn đền pin nhanh chai hơn. 
+ Chắc bạn cũng đọc được nhiều tin điện thoại bị nổ do vừa sạc pin vừa dùng và nếu bạn còn bán tín bán nghi với các thông tin đó thì một lời khuyên chân thành cho bạn là hãy bỏ ngay thói quen đó đi vì nó có thể ảnh hưởng đến tính mạng củ bạn. Dùng điện thoại khi sạc thì không khác gì mấy, vừa nạp vừa xả nguồn nạp không ổn định, nhanh hư máy, thời gian sạc lại dài mà không những thể còn gây chập điện gây nguy hiểm cho người sử dụng, và bạn cũng không nên chủ quan vì điện giật từ dây sạc của điện thoại có thể gây chết người. + Rút dây sạc ra khỏi nguồn điện là thói quen cần làm, nhiều trẻ nhỏ đã tử vong vì nghịch và cắn gặm đầu cáp sạc sau khi cha mẹ sạc song và vứt hớ hênh. Đây chính là hồi chuông cảnh báo về độ an toàn, vừa nhanh hỏng cục biến củ sạc vừa nguy hại cho tính điện ở mạng.


 3. Thường xuyên để điện thoại gần người Điện thoại là tín hiện thu phát sóng nên tốt nhất khi không cần thiết bạn đừng để nó gần người. Đầu tiên bạn dễ làm hư hỏng điện thoại của mình vì Không gian trong túi quần túi áo chật hẹp dễ dây biến dạng nứt vỡ, nóng ẩm khiến hỏng máy và linh kiện. Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sóng điện từ di động có khả năng gây ảnh hưởng đến các tế bào và hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Chính vì vậy tốt hơn hết là để thiết bị tránh xa cơ thể, để trong túi xách hoặc bao da riêng khi đi ra ngoài và tránh xa phòng ngủ để vừa ngủ ngon và an toàn sức khỏe.


 4. Lười vệ sinh điện thoại. Bạn không thể ngờ rằng chiếc điện thoại thời trang và bóng bẩy mình vẫn hay sử dụng chứ đến hàng triệu con vi khuẩn tính ra còn bẩn hơn chiến bồn cầu. Để đảm bảo cho sức khỏe của mình tốt nhất bạn hãy tạo cho mình thói quen vệ sinh điện thoại định kì. 


5. Sử dụng điện thoại mọi lúc mọi nơi Không thể phủ nhận những tiện ích không nhỏ mà điện thoại mang lại nhưng nó cũng là một nguyên nhân khiến con người ngày càng vô cảm và thiếu quan tâm nhau hơn, chắc bạn cũng khó chịu khi phải nói chuyện với một người bạn mà họ không hề quan tâm bạn chỉ chăm chú lướt web đúng không. 


Lời khuyên rành cho tất cả mọi người là hãy đặt máy điện thoại xuống và tận hưởng cuộc sống. Con người dường như quá phụ thuộc vào thiết bị công nghê, có thể gần gũi chúng cả ngày, và có lẽ bứt rứt không sống nổi khi không có chúng. Điện thoại là một vật dụng thiết yếu trong cuộc sống con người nhưng bạn hãy trở thành những người sử dụng thông minh nhé, hãy loại bỏ những thói quen xấu và thay vào đó là những thói quen tốt, và trên hết đừng quá phụ thuộc và điện thoại khi rảnh rỗi hãy buông điện thoại và tận hưởng cho cuộc sống thêm thú vị nhé.